Ngôn ngữ: Tiếng ViệtTiếng Anh

  • Nền trang con

Phương pháp kiểm tra: Chịu chà sát bề mặt sơn bằng dung môi kiểm tra độ đóng rắn

Cập nhật: 11-02-2022 10:41:04 | Các bài viết hướng dẫn chi tiết | Lượt xem: 2034

Phương pháp kiểm tra:  chịu chà sát bề mặt sơn bằng dung môi kiểm tra độ đóng rắn sơn bột tĩnh điện

Mục đích

Sơn bột được đóng rắn hoàn toàn sau khi sấy sẽ cho các đặc điểm hiệu năng hoàn chỉnh về cơ lý tính, độ bám dính của sơn, chống chịu lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập (Độ ẩm, muối, ánh nắng,…).

Khả năng đóng rắn hoàn toàn của sơn xác định bằng nhiệt độ của vật thể và thời gian giữ tại nhiệt độ này. Phương pháp đo nhiệt độ vật thể được đo thiết bị đo kiểm nhiệt độ sẽ đảm bảo được chính xác điều kiện vận hành dây chuyền sản xuất.

Tuy nhiên, có thể sử dụng phương pháp chịu chà sát dung môi là một phương pháp đơn giản, giúp kiểm tra nhanh mức độ đóng rắn của màng sơn tại hiện trường sản xuất.

 

 

Hóa chất và dụng cụ kiểm tra

  • Chuẩn bị hệ dung môi

Đối với hệ sơn ngoài trời (Dòng sản phẩm T,Y), hệ sơn trong nhà (H,E,K,X) sử dụng hệ dung môi pha như sau:

Trộn hỗn hợp MEK (Methyl ethyl ketone) và xylene tỷ lệ (50/50) theo thể tích.

  • Tăm bông hoặc vải cotton
  • Vật phẩm đã sơn

 

Quy trình kiểm tra

Ngấm đẫm tăm bông hoặc vải cotton vào dung môi đã pha theo tỷ lệ ở trên. Chà sát 50 vòng  tăm bông trên bề mặt vật phẩm đã sơn với độ dài khoảng 2~4 cm (Một vòng được hiểu là một lần tiến và 1 lần lùi của tăm bông chà sát trên bề mặt màng sơn tại khoảng độ dài ở trên).

 

 

 

 

 

Kết quả

Quan sát các hiện tượng tại vị trí chà sát và đánh giá theo thang điểm như sau:

Chưa đóng rắn

Màng sơn bị tan hoàn toàn, nhìn thấy bề mặt kim loại trên vết lau.

Đóng rắn 1 phần

Bề mặt màng sơn bị mờ, màng sơn mềm, dễ bị trầy xước khi sử dụng móng tay cào trên bề mặt.

Đóng rắn hoàn toàn

Màng sơn bị mờ nhẹ, không bị mềm, khó bị trầy xước khi sử dụng móng tay cào trên bề mặt.

 

Hình ảnh kết quả kiểm tra:

           

Logo_footer Bản quyền thuộc về Công ty CP Sơn Hải Phòng số 2 VinaWeb

up